Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Man City, 3h00 ngày 20/2: Kỳ phùng địch thủ
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Arnett Gardens vs Portmore United, 07h00 ngày 21/2: Giữ vững ngôi nhì -
Thẻ tín dụng phát sinh giao dịch bất thường, ngân hàng vẫn yêu cầu khách trả tiềnCác giao dịch được liên tục thực hiện trong thời điểm giữa khuya. (Ảnh: NVCC) Anh N. được ngân hàng hướng dẫn lên trực tiếp chi nhánh làm đơn yêu cầu điều tra và nộp lại thẻ nghi bị hack. Sáng cùng ngày, anh đến ngân hàng Standard Chartered giao lại thẻ và ký xác nhận 4 giao dịch bị hack để ngân hàng điều tra.
“Tôi chỉ được nhận thông tin sẽ điều tra trong vòng 75 ngày, không biết rằng các giao dịch bị hack này vẫn được đưa vào sao kê lần tới”, anh N. kể.
Đến ngày 20/6/2022, anh N. nhận được bản sao kê, trong đó có cả các giao dịch nghi bị hack. Ngày 21/7/2022, anh N. gọi điện lên tổng đài khiếu nại về việc các giao dịch đã được tiếp nhận yêu cầu bị hack nhưng vẫn phải thanh toán, nhân viên ngân hàng yêu cầu anh thanh toán trước một phần để không bị phát sinh lãi, đồng thời cho biết sau 10 ngày làm việc sẽ có người tiếp nhận khiếu nại liên hệ. Anh N. đồng ý thanh toán trước 3.731.000 đồng với hi vọng lần sao kê tới sẽ được ngân hàng trừ ra các giao dịch nghi vấn.
Tuy vậy, 10 ngày sau anh N. vẫn không nhận được phản hồi khiếu nại, thay vào đó là một sao kê yêu cầu thanh toán trước ngày 13/8/2022. Quá bức xúc, anh gọi lên tổng đài một lần nữa nhưng ngân hàng giữ quan điểm khách hàng phải thanh toán toàn bộ số tiền đã được ra sao kê, nếu không sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của anh N. và ngân hàng tính lãi khoản không thanh toán.
Cho đến hiện tại, anh N. vẫn không đồng ý thanh toán khoản tiền phát sinh từ các giao dịch không do anh thực hiện vì cho rằng quyền lợi khách hàng không được bảo vệ.
"Đáng lẽ ngân hàng nên có động thái tạm không tính các giao dịch nghi vấn đó, chờ đến khi có kết quả điều tra chính thức sẽ phân xử sau thì hợp tình hợp lý hơn", anh N. nêu ý kiến.
Hải Đăng
Thêm chiêu thức lừa đảo khách sử dụng thẻ tín dụng
Kẻ lừa đảo sử dụng chiêu thức mới hoàn toàn nhắm vào người dùng thẻ tín dụng để chiếm đoạt tiền.
"> -
- Tham dự Cuộc thi Toán học trẻ quốc tế 2016 (IMC) diễn ra tại Singapore từ ngày 29/7 đến 1/8, đoàn Việt Nam xuất sắc mang về 1 giải đặc biệt Grand Champion, 11 Huy chương Vàng, 24 Huy chương Bạc, 47 Huy chương Đồng. Đoàn Việt Nam nhận giải tại cuộc thi IMC tại Singapore IMC là cuộc thi được tổ chức thường niên từ năm 2005 với sự tham gia của 13 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, gồm: Philippines, Indonesia, Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Iran, Singapore, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam.
Với nguyên tắc "Khoa học không có biên giới", IMC cam kết liên kết tất cả các tổ chức, từ khắp nơi trên thế giới với mong muốn phổ quát phong trào học Toán cho học sinh, tạo một sân chơi cho các bạn trẻ cũng như khơi gợi lòng đam mê Toán học cho các bạn lứa tuổi Tiểu học và THCS. Cho đến nay, IMC trở thành cơ hội cho nhiều học sinh trong quá trình tìm kiếm học bổng ở nước ngoài.
Việt Nam tham dự IMC lần đầu tiên vào năm 2015 với 56 học sinh từ khối 4 đến khối 8, mang về 1 giải đặc biệt Grand Champion, 6 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, 17 Huy chương Đồng và 19 giải Khuyến khích.
Năm nay, đoàn Việt Nam chọn ra 100 học sinh xuất sắc từ khối 3 tới khối 7 từ khắp hai miền Nam, Bắc để tham dự kỳ thi.
Kết quả chung cuộc có em Nguyễn Minh Đức, học sinh lớp 8A, Trường THCS Nhân Chính (Hà Nội) giành giải đặc biệt Grand Champion với tổng điểm 95/100. Nguyễn Minh Đức cũng là một trong số ít thí sinh có điểm cao nhất cuộc thi năm nay.
Nguyễn Minh Đức, học sinh lớp 8A, Trường THCS Nhân Chính (Hà Nội) giành giải đặc biệt Grand Champion với tổng điểm 95/100
Minh Đức chia sẻ, em đam mê Toán học từ nhỏ và phương pháp học của em chủ yếu là tự học. Đức thích sưu tầm và làm những bài toán hay và lạ. Em cho biết, đề thi quốc tế rất khác biệt và thú vị so với những cuộc thi trong nước. “Những câu hỏi trong đề thi luôn gắn liền với thực tiễn và đời sống làm cho em rất thích thú. Nó làm em thấy yêu môn Toán hơn”.
Trước đó, Minh Đức cũng từng giành được rất nhiều thành tích xuất sắc khác: Lớp 8: Giải Nhì Violympic cấp thành phố; Giải khuyến khích giải Toán qua thơ của báo Toán Tuổi Thơ; Giải Nhất Tin học trẻ cấp quận; Lớp 7: Giải Ba Tiếng Anh cấp huyện; Giải đồng giải Toán qua thơ báo Toán Tuổi Thơ; Huy chương vàng Toán Châu Á Thái Bình Dương…
Nam sinh cho biết, ngoài đam mê Toán học, em còn thích chơi bóng đá và chơi thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Nguyễn Thảo
-
- Sau khi xem xong bản dự thảo sửa đổi Thông tư 30, chị Đặng Thị Thủy (một giáo viên tiểu học ở Bình Dương) tỏ ra không vui bởi những tưởng sẽ đỡ vất vả hơn nhưng lại “thêm việc mà làm”. Chị Thủy chia sẻ: “Khi mà giữa kì và cuối kì đã có bài kiểm tra lấy điểm rồi tại sao không để điểm luôn mà còn yêu cầu giáo viên tổng hợp xếp loại A-B-C cho rắc rối. Bởi phụ huynh cầm bài kiểm tra của con xem, biết điểm xong rồi thì bảng A-B-C kia còn để làm gì nữa? Phải chăng Bộ đưa ra lượng hóa A-B-C chỉ là để gọi là không chấm điểm số”.
Ngoài ra, chị Thủy cho rằng điểm chưa hợp lý là mỗi năm làm bài thi 2 tới 4 lần nhưng để xếp loại và khen thưởng học sinh cuối kỳ chỉ căn cứ trên điểm 1 kì cuối năm.
Theo dự thảo sửa đổi Thông tư 30, học sinh các lớp 4 và 5 sẽ có thêm một bài kiểm tra giữa kỳ với môn Toán, tiếng Việt. Trong một giờ học toán của học sinh tiểu học ở Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng. Đồng quan điểm, anh Đoàn Văn Hải, một giáo viên ở tỉnh Bình Phước thắc mắc:“Tại sao 9, 10 không đánh giá là “giỏi”; rồi 7, 8 không là “khá” luôn đi còn đưa về A,B,C làm gì cho rối”.
Cùng đó, anh Hải cho rằng Bộ GD-ĐT nên xem xét giảm bớt việc ghi học bạ cho giáo viên.
Bởi hiện học bạ theo Thông tư 30 thiết kế là cả học kỳ 1 và 2 giáo viên đều phải ghi thông tin cá nhân học sinh.
“Học bạ ngày xưa chỉ ghi một lần thông tin cá nhân học sinh sau đến đến điểm kỳ 1, rồi kỳ 2 và nhận xét. Có nghĩa là ghi một lần. Giờ học bạ theo cách sửa này, cả kỳ 1 và 2 đều ghi lại từ thông tin học sinh cho đến điểm số rồi nhận xét. Nghe thì nghĩ không nhiều nhưng việc ghi lại này với lớp nhiều học sinh và có nếm khối lượng công việc của giáo viên thì mới thấy là áp lực không nhỏ”,anh Hải nói.
Theo anh Hải, về cơ bản việc ghi nhận xét vào học bạ ở kỳ 1 tưởng là sâu sát song về bản chất lại gần như là vô ích và nên có sửa đổi.
“Có thể Bộ muốn sát sao hơn với học sinh. Tuy nhiên điều đáng bàn là ai sẽ đọc được những lời nhận xét đó. Bởi học bạ thì trường quản lý suốt trong quá trình học tập của học sinh, đến khi hết cấp chuyển hồ sơ lên cấp THCS. Có lẽ chỉ trừ trường hợp học sinh chuyển trường thì may mới được cầm đến. Nếu học bạ có dành cho giáo viên lớp trên nắm tình hình học tập của học sinh thì thông tin ở học kỳ 2 (cuối năm) là cái cập nhật nhất. Chưa kể, giờ đánh giá học sinh cuối năm cũng chỉ cần dựa vào điểm ở kỳ 2. Vậy thì viết làm gì?”, anh Hải phân tích.
Vì vậy, anh Hải cho rằng, có thể không ghi học bạ học kỳ 1 mà chỉ cần nhận xét bằng lời trước học sinh và phụ huynh ở các buổi họp.
Tuy nhiên, theo anh Hải, việc này cũng chẳng phải dễ dàng gì bởi sẽ phải thay mới trong khi học bạ vừa sử dụng được 2 năm.
“Cách đơn giản nhất có thể là Bộ nên ra quy định không phải nhận xét ở phần học kỳ 1, chỉ cần đánh giá bằng điểm. Tuy nhiên nếu giữ học bạ thì giáo viên phải chấp nhận việc ghi tên học sinh hai lần”.
Về điều này, ông Phạm Hiệp (nghiên cứu sinh Trường ĐH Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan), thành viên của nhóm Đối thoại giáo dục - cho rằng, trước bất kỳ một chính sách nào việc phản ứng từ phía những người liên quan trực tiếp và cơ quan nhà nước phải thay đổi là chuyện hết sức bình thường.
“Tuy nhiên, tôi thấy việc đánh giá thường xuyên bằng lượng hóa A, B, C về bản chất không khác gì đánh giá bằng điểm số. Chúng chỉ khác nhau về hình thức và là một cách chấm điểm kiểu khác mà thôi. Phụ huynh và học sinh vẫn có thể ngầm hiểu A là 9,10; B là 7,8,… và rồi vẫn áp lực và so sánh”, ông Hiệp nêu quan điểm.
Ông Hiệp cho rằng, trước khi thay đổi một điều gì đó điều cần thiết là hãy suy nghĩ xem lý do tại sao chúng ta đã thực hiện nó ở thời điểm đó.
“Tinh thần của Thông tư 30 là không chấm điểm để không gây sức ép cho học sinh, phụ huynh và giảm thiểu những tiêu cực. Mục đích của việc không chấm điểm là để phá bỏ sự so sánh giữa các học sinh với nhau. Giờ đổi sang A, B, C thì hãy thử nghĩ liệu chúng ta có đang sai với mục tiêu ban đầu của Thông tư 30 hay không?”, ông Hiệp nói.
Theo ông Hiệp, trên thế giới hầu hết không chấm điểm ở các cấp học thấp mà xác định theo chuẩn độ tuổi để đánh giá.
“Bởi mục tiêu chính của cấp học phổ thông không phải là để phân loại hơn kém mà để đạt được cái chuấn của bậc học đó. Học sinh nếu đạt được tức là hoàn thành chương trình lớp, cấp học đấy. Từ đó, phụ huynh cũng chỉ cần biết là so với chuẩn chung thì con mình đang hơn và kém chuẩn ở những mặt nào chứ không so sánh con mình và các bạn”.
Để hạn chế việc so sánh học sinh, ông Hiệp cho rằng, Bộ GD-ĐT nên xem xét việc làm sao điểm của học sinh nào thì chỉ học sinh và phụ huynh đó biết chứ không công bố toàn lớp. Như vậy để học sinh và phụ huynh “không có điều kiện” so sánh.
“Thậm chí có thể đưa vào bộ nguyên tắc là giáo viên không được phép tiết lộ thông tin học sinh. Tôi nghĩ cũng không nên đặt nặng việc ghi chép. Bởi suy cho cùng đó là chuyện giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh. Ghi nhận xét cũng được mà nói chuyện trực tiếp cũng được, hình thức gì không quan trọng mà quan trọng là phụ huynh có trao đổi được với giáo viên về tình hình học tập của con em mình hay không”, ông Hiệp đề xuất.
Tuy nhiên, ông Hiệp đánh giá về cơ bản, cái được nhất đã làm là giảm thiểu được việc chấm điểm học sinh.
"Trước mỗi thay đổi, rất cần sự tham gia tất cả mọi người hơn là bàn lùi" -ông Hiệp nói.
Giải thích về việc đưa ra hướng đánh giá thường xuyên bằng lượng hóa A-B-C, ông Nguyễn Công Khanh (Trung tâm Khảo thí chất lượng giáo dục- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thành viên Ban xây dựng Thông tư 30) nói:
“Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét trước đây là không cho điểm nên lời nhận xét rất dễ bị lãng quên. Các nhà quản lý giáo dục yêu cầu giáo viên ghi lời nhận xét vào vở để có cơ sở để định lượng. Tuy nhiên, việc này khiến giáo viên quá tải và chỉ đáp ứng công việc cho nhà quản lý chứ chưa vì sự tiến bộ của chính các em học sinh. Vì vậy, tổ sửa đổi đã tìm cách lượng hóa vừa đủ để có thể giúp cho việc đánh giá định tính tường minh hơn”.
Theo ông Khanh, kết quả đánh giá thường xuyên được lượng hóa A, B, C khác về bản chất với cho điểm vì lượng hóa A, B, C dựa trên các biểu hiện hành vi (giáo viên quan sát thường ngày, hàng tuần, qua các tình huống học tập, kết quả làm bài tập, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của từng học sinh… được lưu giữ, ghi chép trong sổ cá nhân) để phát hiện điểm mạnh, điểm hạn chế, cần cải thiện đến giữa kì, cuối kì, cuối năm tổng hợp thành) chứ không phải từ tập hợp điểm số của các bài kiểm tra.
Việc lượng hóa kết quả đánh giá thường xuyên không dựa trên điểm số của các bài kiểm tra để phân loại A, B, C mà căn cứ trên những biểu hiện hành vi qua quan sát, qua các trao đổi, nhận xét kết quả thực hiện các bài tập, tình huống/nhiệm vụ học tập, rèn luyện… qua trả lời câu hỏi, qua tự đánh giá của học sinh để phân nhóm.
Nếu kết quả đánh giá thường xuyên cho đến giữa kì, cuối kì, cho thấy các em có những điểm mạnh vượt trội so với chuẩn hay yêu cầu của môn học ví dụ như tiếp thu nhanh hơn, hoàn thành các bài tập hay nhiệm vụ học tập tốt hơn/nhanh hơn, có sự sáng tạo thì xếp vào nhóm A.
Tương tự kết quả đánh giá thường xuyên cho đến giữa kì, cuối kì, cho thấy có những học sinh so với các bạn trong lớp các em tiếp thu chậm hơn, có những điểm thiếu hụt so với chuẩn hay yêu cầu của môn học sẽ xếp vào nhóm C, những học sinh này cần được chú ý giúp đỡ nhiều hơn, cụ thể hơn.
Những học sinh còn lại hoàn thành nhiệm vụ học tập đáp ứng chuẩn hay yêu cầu của môn học xếp vào nhóm B. Căn cứ trên những kết quả đánh giá thường xuyên, lượng hóa một cách tương đối học sinh theo các nhóm A, B, C sẽ giúp cho việc dạy học phân hóa… điều giáo dục phổ thông đang dần hướng tời vì mỗi em có một năng lực khác nhau.
“Chúng tôi sẽ tạo ra hệ thống công nghệ để giúp giáo viên có thể tích vào để dễ hơn cho việc lượng hóa tương đối. Như vậy sẽ giúp giáo viên đỡ được việc nhận xét bằng ghi chép”.
Ông Khanh cho rằng, điều này khiến giáo viên có căn cứ để đánh giá học sinh dễ hơn vào giữa và cuối kỳ để phản hồi với học sinh và phụ huynh. Việc này giúp giáo viên phân nhóm dựa trên biểu hiện hành vi ấy để có căn cứ đánh giá, có kế hoạch hỗ trợ kịp thời cho học sinh.
- Thanh Hùng